CÁCH LỰA CHỌN VẬT PHẨM CẨM THẠCH PHONG THUỶ

CÁCH LỰA CHỌN VẬT PHẨM CẨM THẠCH PHONG THUỶ

Ngọc cẩm thạch là trang sức có giá trị cao rất được ưa chuộng trong văn hóa Á Đông nói chung và Việt Nam nói riêng. Cách đây hàng ngàn năm, ngọc cẩm thạch là loại đá quý vốn chỉ dành cho giới vua chúa, quý tộc. Chính vì vậy mà cho đến ngày nay, giá trị và nhu cầu của mặt hàng trang sức này chưa bao giờ suy giảm.

Ngày nay, nhu cầu tăng cao dẫn đến thị trường ngọc cẩm thạch trở nên khan hiếm hơn. Thị trường cũng vì vậy mà xuất hiện đủ mọi loại cẩm thạch với giá cả, chất lượng, nguồn gốc mù mờ. Thật giả lẫn lộn. Khách hàng cũng vì vậy mà khó lòng lựa chọn được cho mình một món trang sức cẩm thạch chất lượng.

Bài viết này sẽ hướng dẫn các bạn cách lựa chọn, định giá một chiếc vòng ngọc cẩm thạch, cũng như cách phân biệt thật giả và tránh mua phải hàng kém chất lượng.

1. Ý nghĩa & giá trị của vòng cẩm thạch

Theo lịch sử thì ngày xưa vua chúa thường mang bên mình trang sức bằng cẩm thạch, khi chết đi thường chôn theo mình vàng bạc, châu báu và cẩm thạch, điều này tượng trưng cho sự thịnh vượng, giàu có, quyền quý ở kiếp sau. Người ta sau này vì vậy mà cũng làm theo.

Khổng Tử – nhà triết gia vĩ đại của Trung Hoa, được tôn là bậc thầy của muôn đời (vạn thế sư biểu) cho rằng, ngọc cẩm thạch mang cái đức của người quân tử, tinh khiết như bậc thánh hiền, nếu như có một báu vật đại diện cho thiên đường thì ngọc cẩm thạch chính là thứ đó. Có lẽ vậy mà thời xưa ngọc cẩm thạch thường chế tác thành kiềng đeo tay hoặc miếng ngọc tròn bên trong có đục một lỗ giống như đồng xu, kiểu chế tác này giống hình chữ bi trong tiếng Hán, dịch nghĩa là thiên đường. Và từ cẩm thạch trong tiếng Hán cũng có nghĩa là thiên đường.

Trong văn hóa Trung Hoa, đặc biệt là HongKong, quan niệm rằng người mang vòng ngọc cẩm thạch trên người không những biểu thị sự quyền quý, giàu sang mà để nhắc nhở bản thân tu dưỡng đạo đức và trí tuệ.

Vòng cẩm thạch huyết từ thời nhà Minh

Một chiếc vòng cẩm thạch huyết của vợ quan Tể Tướng, từ thời nhà Minh (1644-1911)

 

2. Ba tiêu chí quan trọng nhất khi chọn mua vòng ngọc cẩm thạch

Theo tiêu chuẩn đánh giá chất lượng cẩm thạch của tổ chức kiểm định ngọc học. Chọn cẩm thạch cần nhớ 3 yếu tố quan trọng nhất là độ trong, màu sắc và kết cấu của chiếc vòng.

Độ trong

Khi đánh giá chất lượng của cẩm thạch, điều đầu tiên và quan trọng nhất là độ trong của viên đá. Để quan sát độ trong của chiếc vòng, chúng ta quan sát chúng dưới ánh sáng đèn flash.

Độ trong được phân ra làm 3 cấp độ: đục, bán trong, và trong mờ. Hiếm khi nào có một viên cẩm thạch trong suốt. Nếu có, thì giá trị của nó là cực kỳ lớn:

  • Đục: đây là loại có giá trị thấp nhất, viên đá hoàn toàn không có độ trong. Dưới ánh sáng đèn, viên đá nhìn tối và sạn.
  • Bán trong: đây là loại có giá trị trung bình-cao, dưới ánh đèn chúng ta quan sát thấy viên đá sáng bóng, mượt mà, nhưng ánh sáng không thể xuyên thấu.
  • Trong mờ: đây là loại có giá trị rất cao. Trong mờ nghĩa là chúng ta có thể nhìn xuyên thấu viên cẩm thạch. Ví dụ, khi đặt lên một tờ báo, chúng ta có thể nhìn thấy những dòng chữ mờ bên dưới.

Ngoài ra, khi đánh giá độ trong, chúng ta cũng cần quan sát xem viên cẩm thạch có sạch hay không. Nghĩa là trong phần đá có bị lẫn các tạp chất như đất cát, bụi kim loại v.v… , ảnh hưởng đến vẻ đẹp của chiếc vòng đó hay không.

Loại trong mờ: ánh sáng xuyên thấu qua lớp đá

 

Loại bán trong: viên cẩm thạch sáng bóng, mịn màng

Màu sắc: xanh lý – màu huyết

Khi mua cẩm thạch, chúng ta thường nghe giới thiệu về “cẩm thạch lý” và “cẩm thạch huyết”. Vậy thực chất “lý” và “huyết” là gì?

Lý là gì?

Đầu tiên, khi nói về màu sắc của ngọc cẩm thạch, nhiều người thường dùng từ “lý”. Đi hỏi những người gốc Hoa ở Chợ Lớn, thì “lý” thực chất là từ tiếng Quảng, chỉ “màu xanh”. Nên khi người ta nói cẩm thạch lý nghĩa là cẩm thạch xanh, hay khi nói “viên ngọc này lên lý, lên nhiều đốm lý” nghĩa là viên cẩm thạch này màu xanh, hoặc trắng có pha nhiều màu xanh.

Phần màu xanh chính là phần “lý”, cẩm thạch xàng nhiều lý càng có giá trị

Ngoài ra, cũng có loại gọi là “cẩm thạch huyết“, người bán thường dùng từ này để chỉ loại cẩm thạch màu vàng – đỏ, xanh-đỏ hoặc xanh-vàng. Thực chất, từ “huyết” có nghĩa là máu, hay màu đỏ.

Trong thực tế thì ngọc cẩm thạch có đến 8 loại màu sắc khác nhau. Trong đó, được ưa chuộng nhất là loại màu lý và huyết, màu tím oải hương. Ngoài ra còn có màu cam, nâu, trắng, đen và xám.

Màu xanh lục bảo là loại có giá trị cao nhất

Loại  cẩm thạch được ưa chuộng nhất, cũng như có giá trị cao nhất là loại màu xanh lục bảo, giới chuyên gia dùng từ “cẩm thạch hoàng đế” để chỉ màu sắc này. Loại này được ưa chuộng vì trong lịch sử Trung Hoa, các vị hoàng đế đều mang bên mình trang sức cẩm thạch màu xanh lục bảo để được trường thọ và giàu có ở cả kiếp này lẫn kiếp sau. Chính vì vậy mà ngày nay, người ta thường chọn cẩm thạch màu xanh, càng xanh càng đắt tiền.

Cẩm thạch màu xanh lục bảo là loại có giá trị cao nhất

Tiếp theo là màu vàng – đỏ (hoặc xanh-vàng; hoặc xanh-đỏ). Loại màu này ở Việt Nam người ta thường gọi chung là cẩm thạch huyết. Đây là loại màu sắc được giới quan lại và quý tộc xưa ưa thích vì chúng được cho là mang tới quyền lực và sự giàu có.

Cùng với đó là màu tím oải hương, đỏ cam. Ở Trung Quốc người ta thường tặng miếng ngọc bội màu này cho con cái bước vào tuổi trưởng thành. Phong tục này bắt nguồn từ tầng lớp con cái quý tộc xưa thường mang bên mình để được may mắn, sớm thành đạt, cũng như để chứng tỏ sự giàu có, thể hiện địa vị cao trong xã hội.

Các màu còn lại cũng có giá trị cao, tùy vào sở thích cá nhân mà chọn lựa, nhưng riêng loại màu xám thường có giá trị thấp nhất.

Kết cấu hài hòa

Sau khi quan sát độ trong và màu sắc của viên cẩm thạch, chúng ta cần quan sát xem kết cấu có hài hòa, cân đối hay không. Tức là sự kết hợp giữa độ trong, màu sắc trên bề mặt của chiếc vòng có hài hòa hay không, có bắt mắt hay không. Cầm chiếc vòng trên tay có thấy sáng bóng hay không.

Tuy nhiên, điều này còn phụ thuộc vào sở thích của mỗi cá nhân. Có người thích màu sắc đậm, có người lại thích màu sắc nhạt nên tùy vào cảm nhận của mỗi người mà quyết định.

Ngoài ra, chúng ta cần quan sát và đánh giá phần chế tác. Xem bề mặt và đường nét chạm có được người thợ chế tác sắc nét hay không, có bị nứt, vỡ, có khuyết điểm gì thiếu tự nhiên không.

Ông tỳ hưu có nét chạm sắc nét, bề mặt láng mịn, màu sắc chuyển tông đậm nhạt sơn thuỷ hài hoà

—-> XEM THÊM CÁCH PHÂN BIỆT CẨM THẠCH BỊ XỬ LÝ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Quên mật khẩu? Hãy điền địa chỉ email của bạn. Bạn sẽ nhận được thư có liên kết để đặt mật khẩu mới.

Nhập email của bạn

Để Nhận Nhiều Ưu Đãi Hơn