Đá và Ngọc, cái nào tốt cho sức khỏe người đeo?

Dạo gần dây, trong lúc tư vấn, Lapisy nhận thấy có rất nhiều bạn băn khoăn lựa chọn giữa ĐÁ và NGỌC vì không biết loại nào tốt hơn? Rồi người lớn tuổi mà được đeo ngọc sẽ tốt cho sức khỏe hơn phải không? v.v… Hôm nay mình viết bài này với mong muốn giúp các bạn trước hết biết được thế nào là đá, thế nào là ngọc và cuối cùng đưa ra sự lựa chọn phù hợp nhất với mình.

Trước tiên để trả lời các câu hỏi trên thì mình cùng tìm hiểu lại một chút về định nghĩa Đá và Ngọc nhé ^^

Về bản chất Đá và Ngọc đều là các chất rắn có giá trị thẩm mỹ, nguồn gốc từ hữu cơ (Ngọc trai, Hổ phách..) hoặc vô cơ (các loại đá quý). Hầu hết, chúng đều hình thành từ các khoáng chất tích tụ trong lòng đất hàng chục, hàng trăm triệu năm và đựơc kết tinh dần mà thành.

Nhờ vào độ cứng và tính chất chống ăn mòn mà cả Đá và Ngọc đều được dùng để trang trí, làm đồ trang sức hoặc các sản phẩm có công dụng tương tự.

Hiện nay, tất cả các loại đá được phát hiện đều có tên tiếng anh chuẩn quốc tế và tên tiếng việt (tên gọi theo địa phương, gọi theo định danh…) Xét về tên tiếng anh thì tất cả các loại đá đều có những cái tên CHUẨN. Kể cả loại đá đó là hiếm hay không hiếm, đẹp hay không đẹp thì cũng đều có 1 cái tên riêng đặc trưng, giống như người mình có tên Đào, Mai, Lan, Huệ vậy.

Đến khi về tới Việt Nam, Tên các loại đá này được chuyển thể thành Việt ngữ. Ví dụ Agate là Mã não, Ruby là Hồng Ngọc, Jade là Cẩm thạch để các bạn dễ đọc, dễ nhớ.

Thông thường nếu chỉ đổi ra tên tiếng việt thôi thì không sao, nhưng đại đa số các loại đá, từ chất đá thường đến giá trị đều được gắn thêm cho chữ “Ngọc”. Mà ngàn đời nay, cái gì được gắn với “ngọc ngà châu báu” cũng đều là tài sản giá trị, nên mục đích phần nhiều là gọi cho “Sang” và bán được giá.

Tuy nhiên, thực tế thì không phải loại đá nào cũng được gọi là Ngọc. Nói 1 cách đơn giản, Ngọc ko phải là thứ gì quá lạ lẫm, Ngọc chẳng qua là cái tên được gọi khi viên đá đạt đến độ đẹp nhất định. Chỉ khi viên Đá đạt đến chất lượng cao về màu sắc, độ trong mướt, độ tinh khiết cao (tuỳ tiêu chuẩn từng loại) thì người ta mới gọi đó là Ngọc quý.

Cách gọi tên các loại Ngọc trên thị trường

1. Ngọc xịn

Ngọc xịn là loại đá có chất lượng cao và hiếm. Áp dụng cho các loại đá thuộc nhóm đá quý như Ruby – Hồng Ngọc; Emerald – Ngọc Lục bảo; Sapphiare – Lam Ngọc; Pearl – Ngọc Trai…

Emerald gọi là Ngọc Lục Bảo - quý cô có màu xanh Lục táo đậm hút hồn, xếp bậc thứ phi nhất phẩm chỉ sau Kim Cương.
Emerald gọi là Ngọc Lục Bảo – quý cô có màu xanh Lục táo đậm hút hồn, xếp bậc thứ phi nhất phẩm chỉ sau Kim Cương.

Hoặc Ruby – Hồng Ngọc. Nhắc đến nàng ấy hẳn ai cũng biết đó là 1 trong tứ đại mỹ nhân. Nhan sắc kiều diễm của nàng chỉ đứng sau Kim Cương và Ngọc Lục Bảo.

Tuy nhiên ít ai biết rằng Ruby cũng có nhiều loại. Màu sắc của ruby lan từ Hồng phớt, hồng cánh sen sang đỏ đậm. Loại giá trị cao nhất là đỏ Huyết Bồ câu. Loại này mà hàng tự nhiên không xử lý thì 1 viên nhỏ xíu bằng đầu ngón tay cũng có thể lên tới hàng chục triệu. Nên nếu định danh chính xác là NGỌC thì phải dùng cho loại chất lượng Huyết bồ câu này.

Viên Ruby huyết bồ câu nhỏ xíu nhưng đẹp xuất sắc có giá lên tới vài chục triệu.
Viên Ruby huyết bồ câu nhỏ xíu nhưng đẹp xuất sắc có giá lên tới vài chục triệu.

Hay đến cả Ngọc Trai – một loại Đá quý hiếm được hình thành từ những viên sỏi biển trong thân con Trai. Cả Ngàn con mới tìm được 1 nên rất quý hiếm. Tuy nhiên ngày nay con ng đã có thể nuôi cấy được nên không còn quá hiếm và giá trị cao, nhưng tên gọi thì vẫn giữ nguyên vậy.

2. Ngọc đặc cách

Một số loại không thuộc nhóm ĐÁ QUÝ nhưng vẫn được đặc cách đặt tên Ngọc vì mức độ mịn, mướt, tinh khiết và được ưa chuộng nhiều như Cẩm thạch, Aquamarine.

Ví dụ như cùng 1 loại chất đá là Cẩm thạch: loại cẩm thạch xấu nhất thì dùng để Làm đá lót sàn, loại đẹp thì dùng làm đồ trang sức. Còn khi đạt tới đỉnh cao của dòng cẩm thạch (chất đá trong, mướt, lên nước xanh) thì được gọi với cái tên mỹ miều là NGỌC PHỈ THUÝ.

Viên đá Aquamarine được mệnh danh là viên ngọc của biển cả.

Tương tự, Đá AQUAMARINE – Thuộc họ BELRY thông thường có màu sắc làn từ trắng phớt xanh sang xanh dương. Loại aqua càng xanh, trong thì giá trị càng cao. Tên dịch ra tiếng việt là NGỌC HẢI LAM. Tức là viên ngọc của biển.

3. Ngọc tự xưng

Liu đặt tên như vậy vì đây là 1 dạng “ngọc” hay gặp nữa mặc dù chất lượng chưa đạt đến mức độ NGỌC. Tuy nhiên, dưới sự lươn lẹo, biến hóa khôn lường qua lời nói của các shop bán hàng vụ lợi, không có chuyên môn, không hiểu về đá nhưng muốn bán được giá trị cao nên đá nào cũng gọi là NGỌC hết.

Ví dụ như các loại cẩm thạch dầu (chất đá khá tối, độ trong ko cao) vẫn được gọi là Ngọc Cẩm thạch; Các loại cẩm thạch trắng đục (độ mịn kém, màu sắc ko lên xanh) lại được gọi là Bạch Ngọc .v.v.

Thậm chí nguy hiểm hơn, thị trường còn tồn tại 1 loại “đá” giả được làm từ các loại thuỷ tinh, có độ trong suốt cao, nhìn lung linh hấp dẫn cũng được gọi bằng 1 cái tên rất kêu là NGỌC LƯU LY hay Ngọc mã não da rắn .v.v. để cho mọi người lầm tưởng giá trị.

Những loại “NGỌC” này là loại đúc công nghiệp, có thể sản xuất 1 lần cả nghìn bức y hệt nhau nên giá thành vô cùng rẻ (giá chỉ vài chục – vài trăm ngàn) và không có chút nào năng lượng phong thuỷ. Nên nếu bạn không quan tâm đến phong thuỷ, chỉ cần “ĐẸP” thì mua loại Ngọc tự xưng này cũng ko sao ^^

Viết thì dài thế ( chẳng qua muốn lấy ví dụ nhìu cho cả nhà dễ hiểu ^^) cơ mà đơn giản thì chốt lại có thể nói rằng Ngọc là 1 loại đá đẹp, nhưng “Đá” không chưa chắc được coi là Ngọc nhé!

*****
Còn về việc đeo đá tốt hơn hay Ngọc tốt hơn cho người cao tuổi thì thực tế về mặt khoa học, các loại đá có độ liên kết yếu, màu sắc nhạt nhoà, độ trong không cao thì mức năng lượng viên đá đó hấp thu và chuyển hoá sẽ rất thấp.

Vòng tay Cẩm thạch.

Nếu 1 viên đá có những đặc điểm được xếp loại suất sắc thì dù nhỏ vẫn có khẳ năng hấp thụ và chuyển hoá năng lượng mạnh hơn. Mà mức năng lượng mạnh thì mới có thể tác động lên cơ thể của người đeo tốt (Tần suất giao động sóng năng lượng mạnh).

Vậy nên, không phải người cao tuổi thì mới nên đeo Ngọc (đá đẹp). Mà Ngọc thực sự nên dùng cho tất cả mọi người. Tuy nhiên, Ngọc quý thì giá trị sẽ rất cao, đa số chỉ dành cho dân sưu tầm chơi, trưng. Còn nếu dùng cho phong thuỷ hỗ trợ cuộc sống thì chỉ cần lựa:

Thứ 1 là đá tự nhiên, có năng lượng ở mức trung trở lên.

Thứ 2 là giá thành phù hợp với khả năng của mình thì sử dụng sẽ ok nhất. Vì chỉ khi bản thân bạn thoải mái lựa viên đá đó mới có nghĩa là viên đá với bạn có “duyên”. Khi ấy năng lượng đá mơi phát huy được tốt nhất. Đá tự nhiên hợp duyên càng đeo sẽ càng lên nước ngọc bóng đẹp, đeo 1 thời gian khéo khi thành ngọc lúc nào không hay.

Cảm ơn cả nhà đã chịu khó đọc bài dài như thế này. Có câu hỏi gì cứ nhắn tin ngay cho Lapisy. Các bạn tư vấn sẽ từ từ giải đáp thắc mắc hết cho cả nhà. Chúc cả nhà sớm tìm được viên “Ngọc” của riêng mình nhé!

Bài viết liên quan

Tư vấn miễn phí (24/7) 094 179 2255