Hổ phách là gì?
Andrew Ross, 1998 định nghĩa: “Hỗ phách là hóa thạch của một số loại nhựa cây” Cây ở đây không nhất thiết là Thông mà có thể bao gồm các loại khác như xoài, tuyết tùng,…
Hỗ phách có thành phần chính với khoảng 79% cacbon, 10% hydro và 11% oxi cùng với các nguyên tố vết dạng sulfur.
Hỗ phách được hình thành như thế nào?
Toàn bộ hóa trình thành tạo hỗ phách được gọi là quá trình amber hóa (hóa phách hóa)
Nhựa cây sau khi chảy ra khỏi vỏ thường ở dạng “sệt” và chứa nhiều chất lỏng như dầu, acid, alchol và chất thơm. Các chất lỏng này dễ dàng bay hơi ra khỏi nhựa thong điều kiện thoáng khí. Khí các chất lỏng trên bay hơi sẽ làm cho nhựa cây khô lại và thành phần nhựa trở nên thuần nhất hơn. Quá trình khô này người ta gọi là quá trình polymer hóa. Khi khô cứng hoàn toàn thì người ta gọi chúng là COPAL. Copal sau đó được chôn vùi bởi các chất trầm tích, và hóa trình polymer hóa tiếp tục diễn ra cho đến khi chúng trở nên trơ hoàn toàn (tức là đã trở thành dạng polymer thuần khiết). Đến đây đã chúng đã trở thành hỗ phách thật sự.
Quá trình trên có vẻ khá đơn giản, nhưng kỳ thực chúng cực kỳ phức tạp và cần những điều kiện môi trường lý tưởng và thời gian rất dài mới có được.
Bên trong hỗ phách có gì?
Bên trong hỗ phách là một môi trường đặc, một thế giới đặc biệt, mà ở đó lưu giữ gần như nguyên vẹn dấu tích của sự sống, dấu tích môi trường, dấu tích của thời gian. Đó là những bao thể mà nhựa cây đã bắt ngay từ khi chúng trào ra khỏi.
Bao thể trong hỗ phách có thể là côn trùng, động vật nhỏ, phấn hóa, lá, vỏ cây, nấm, bụi đất,… đối với hỗ phách bao thể có 2 ý nghĩa cực kỳ quang trọng
- Giúp xác định được tuổi tương đối của hỗ phách cũng như giám định thật giả
- Tạo nên giá trị riêng mà chỉ ở hỗ phách mới có
Hỗ phách có bao nhiêu loại?
Các nhà khoa học phân loại hỗ phách theo nơi thành tạo chúng. Theo cách phân loại hiện có các loại hỗ phách sau:
- Hỗ phách Indonesian – Indonesia
- Hỗ phách Borneo – malaysia
- Hỗ phách Dominican – Dominica
- Hỗ phách Mexican – Mehico
- Hỗ phách Sicilian – Ý
- Hỗ phách Baltic – Châu âu
- Hỗ phách Chinese – Trung quốc
- Hỗ phách Canadian – Canada
- Hỗ phách New jersey – Hoa Kỳ
- Hỗ phách Burmese – Myanma
- Hỗ phách Siberian – Siberia
- Hỗ phách Lebanese – Liban
- Hỗ phách Isle of Wight – Đảo Wight
Ngoài ra còn một số hỗ phách ở một số vùng khác nhưng không được đề cập.
Hỗ phách bao nhiêu tuổi?
Các nhà khoa học chứng minh rằng để hóa trình polymer hóa hoàn toàn (hay hóa trình hỗ phách hóa) đạt đến mức trơ hoàn toàn thì thời gian cần thiết phải từ 2 đến 10 triệu năm, tùy điều kiện môi trường nơi chúng bị chôn vùi và hóa thạch.
Làm sao biết tuổi của hổ phách?
Các nhà khoa học chia tuổi hỗ phách làm 2 loại: Tuổi tuyệt và tuổi tương đối
Tuổi tuyệt đối là được xác định một cách định lượng bằng các phương pháp phân tích số liệu cụ thể.
Trong hỗ phách thì tuổi tuyệt đối được xác định bằng phương pháp U-Pb theo tuổi Zircon. Không sử dụng được phương pháp đồng vị Cacbon.
Tuổi tương đối là tuổi so sánh ước lượng với tuổi của một đối tượng liên quan có quan hệ đã biết trước
Phương pháp này chủ yếu dựa vào bao thể sinh vật. Nghiên cứu đặc điểm hình thái, cấu trúc của sịnh sinh như côn trùng, nấm, phấn hoa và so sánh với các atlat sẵn có và đi đến kết luận tuổi tương đối.
Ví dụ: khi khảo sát thấy có côn trùng thì cần định tên côn trùng đó bằng cấu trúc hình thái rồi so sánh với dữ liệu xem côn côn trùng đó thuộc tuổi nào. Và tuổi hỗ phách sẽ tương đương với tuổi của côn trùng đó. Đây là một lĩnh vực chuyên môn sâu.
Hỗ phách giả là gì?
Hiện tại có một số loại dùng để giả hỗ phách
- Copal
- Glass
- Phenolic resin
- Celluloid
- Casein
- Other plastics
- Polystyrene
Cách phân biệt hỗ phân với các loại giả hỗ phách
Có nhiều phương pháp để phân biệt hỗ phách thật và các vật loại giả hỗ phách nhưng đơn giản nhất người ta đưa ra 4 phương sau
- Thử với cồn hay aceton (phương pháp A): nhỏ một giọt cồn hay aceton lên bề mặt của hỗ phách để sau 20 giây lấy đầu ngón tay ấn mạnh vào chỗ giọt cồn. nếu để lại dấu vân tay tức nó phản ứng với cồn hay aceton ( gọi là Y). Nếu không để lại dấu tay thì không phản ứng (gọi là N)
- Thử vết vạch (phương pháp B)
- Thử trong nước muối
- Thử điểm nóng
Vật liệu | A | B | C | D |
Amber | N | Y | Y | Y |
Glass | Y | Y | Y | Y |
Phenolic resin | N | N | N | N |
Celluloid | N | Y | N | N |
Casein | N | Y | N | N |
Other plastics | N | Y | N | N |
Polystyrene | N | Y | Y | N |
HỖ PHÁCH MYANMA
BURMESE AMBER